Phong cách thiết kế nội thất phổ biến nhất thống trị tại Việt Nam 2022

15 phong cách thiết kế nội thất

Khi bắt đầu giai đoạn thiết kế một ngôi nhà kiến trúc sư nào cũng sẽ hỏi bạn: “Anh/ chị muốn xây dựng theo phong cách nào?” Nếu bạn chưa từng tìm hiểu qua thông tin này, hẳn bạn sẽ lúng túng không biết mình nên chọn phong cách thiết kế gì. Sau đây, Fhome xin gửi đến bạn tổng hợp sơ lược 15 phong cách nội thất phổ biến nhất tại Việt Nam. Mỗi phong cách có một nét đẹp riêng. Mỗi phong cách có hình minh họa đi kèm để bạn dễ hình dung và chọn lựa. Hãy cùng Fhome tìm hiểu nhé.

1.    cổ điển – Classic

Đây là phong cách thiết kế bắt nguồn từ khoảng thế kỷ VIII và kéo dài đến tận bây giờ. Hầu như mọi người đều biết phong cách cổ điển được du nhập từ Châu Âu mà ít ai biết rằng: phong cách này lấy cảm hứng từ nền kiến trúc của Hy Lạp và La Mã.

trang trí nội thất kiểu cổ điển
Phòng khách cổ điển Classic. Nguồn ảnh sưu tầm

Do được kế thừa tinh hoa của hai nền văn hóa. Nên phong cách cổ điển mang đến cho con người sự hoàn hảo trong từng chi tiết. Nguyên lý tỉ lệ vàng cũng được áp dụng: nhằm tạo nên những tuyệt tác khiến mọi người phải trầm trồ thán phục.

Phòng khách phong cách nội thất cổ điển
Phòng khách cổ điển Classic. Nguồn ảnh sưu tầm

Cũng chính vì lẽ đó mà phong cách cổ điển không ngừng phát triển mạnh mẽ. Trở thành xu hướng thiết kế của thời đại. Có thể nói phong cách cổ điển là dành riêng cho những bậc quyền quý có địa vị cao trong xã hội. Phong cách này tạo nên một công trình với sự đối xứng hoàn hảo trong thiết kế. Những đường nét, hoa văn trang trí được chạm trổ công phu, tỉ mỉ. Các đường phào chỉ đắp nổi càng tôn lên vẻ đẹp sang trọng, quý phái. Đây là lối kiến trúc thường thấy tại các lâu đài, cung điện ở châu Âu hiện nay. Chính vẻ đẹp ấy khiến cho chúng được nhiều người săn đón, ưa chuộng.

Phòng ăn phong cách nội thất cổ điển
Phòng ăn phong cách cổ điển Classic. Nguồn ảnh sưu tầm
Phòng ngủ phong cách nội thất cổ điển
Phòng ngủ cổ điển Classic. Nguồn ảnh sưu tầm

2.    tân cổ điển – Neo Classic

 Trong suốt thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX. Tân cổ điển (Neo-Classical Interior) đã phát triển, thống trị toàn bộ kiến trúc ở Châu Âu. Tân cổ điển chú trọng nhiều đến sự đơn giản, cân đối trong các đường nét thiết kế. Tuy nhiên, chúng vẫn mang lại cho ngôi nhà một vẻ đẹp: thanh lịch, sang trọng, đầy quý phái từ năm này sang năm khác.

Phòng khách phong cách nội thất tân cổ điển
Phòng khách tân cổ điển Neo-Classical. Nguồn ảnh sưu tầm
Phòng khách phong cách nội thất tân cổ điển
Phòng khách tân cổ điển Neo-Classical. Nguồn ảnh sưu tầm

Phong cách Tân cổ điển kế thừa phong cách cổ điển nhưng được biến tấu. Chúng khiến cho công trình trở nên: hiện đại hơn, rộng rãi hơn. Nhưng vẫn đảm bảo được tinh thần vốn có của phong cách cổ điển: sự sang trọng, lộng lẫy. Tuy nhiên, thiết kế Tân cổ điển tiết chế hơn ở các họa tiết trang trí. Giảm sự tập trung vào các bức tường, các cây cột cầu kỳ. Không gian mang đến một sự năng động, tiên tiến hơn so với sự trầm lắng của Cổ điển.

Phòng ăn phong cách nội thất tân cổ điển
Phòng ăn tân cổ điển Neo-Classical. Nguồn ảnh sưu tầm

Phong cách tân cổ điển là một trong những phong cách được ưa chuộng hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế nội thất. Được xem như thước đo chuẩn mực những gì thuộc về sự sang trọng, đẳng cấp. Nên không ít gia chủ đã quyết định thiết kế tổ ấm của mình theo phong cách này.

Phòng ngủ phong cách nội thất tân cổ điển
Phòng ngủ tân cổ điển Neo-Classical. Nguồn ảnh sưu tầm

3.    Hiện đại – Modern

Phong cách thiết kế này phát triển trong gian đoạn từ giữa cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Đây là phong cách không dùng các họa tiết cầu kỳ, rườm rà, tối giản các đường nét phức tạp trong thiết kế. Phong cách hiện đại mang đến một không gian sống hoàn toàn mới mẻ, nhẹ nhàng và thoải mái hơn bao giờ hết.

Phòng khách phong cách nội thất hiện đại
Phòng khách hiện đại Modern. Nguồn ảnh sưu tầm

Cái tên nói lên đặc trưng của phong cách này: hiện đại – tinh tế. Đồ nội thất tập trung vào công năng sử dụng thay vì kiểu dáng hay thiết kế. Nội thất được thiết kế nhỏ gọn, vuông vắn. Hạn chế các chi tiết thừa và làm từ các chất liệu hiện đại. Tổng thể không gian trở nên đơn giản, gọn gàng, tinh tế. Khi nhìn vào phong cách thiết kế hiện đại, bạn sẽ thấy không có quá nhiều màu sắc. Chúng giảm bớt sự rườm rà và tăng tính giản dị cho ngôi nhà.

Phòng khách phong cách nội thất hiện đại
Phòng khách hiện đại Modern. Nguồn ảnh sưu tầm

Với nhịp sống phát triển và thay đổi không ngừng như hiện nay. Bên cạnh những lối kiến trúc theo phong cách truyền thống, cổ điển thì cách phong cách thiết kế nội thất hiện đại đang được rất nhiều gia đình ưa chuộng.

Phòng ăn phong cách nội thất hiện đại
Phòng ăn hiện đại Modern. Nguồn ảnh sưu tầm
Phòng ngủ phong cách nội thất hiện đại
Phòng ngủ hiện đại Modern. Nguồn ảnh sưu tầm

4.    Tối giản – Minimalism

Minimalism xuất phát trong phong trào nghệ thuật phương Tây từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Phát triển mạnh vào giữa những năm 1960 và 1970 của thế kỷ XX.

Tuy rằng thiết kế nội thất tối giản xuất hiện không lâu nhưng cực kỳ được yêu thích, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam. Đúng như cái tên của phong cách – Tối giản, cắt giảm tối đa những nội thất không cần thiết. Tinh giản các chi tiết trang trí, nội thất…sao cho có được một không gian mở rộng rãi nhất.

Phòng khách phong cách nội thất tối giản
Phòng khách tối giản Minimalism. Nguồn ảnh sưu tầm

Đây là phong cách có thể áp dụng cho cả không gian rộng lẫn hẹp. Tuy nhiên, nó thực sự thích hợp với những không gian nhỏ. Giống như một thử thách nhỏ: để bạn hô biến không gian sống của mình trở nên rộng rãi nhất, thoải mái nhất. Màu sắc của phong cách này tập trung vào trắng, xám để tôn thêm ánh sáng tự nhiên cho căn phòng.

Phòng khách phong cách nội thất tối giản
Phòng khách tối giản Minimalism. Nguồn ảnh sưu tầm

Xu hướng thiết kế tối giản ngày càng trở nên phổ biến. Nó không giống với các xu hướng thiết kế khác. Khi họa tiết được lựa chọn một cách khắt khe hơn. Và tông màu lạnh thì dường như phù hợp hơn. Ngày nay, những không gian nội thất thật sự ấn tượng được thiết kế dựa trên các biến thể sống động và nhẹ nhàng. Các nguyên tắc cơ bản của phong cách kiến trúc Minimalism bao gồm đường nét, hình khối rõ ràng. Đồ nội thất nhỏ gọn và sắc thái nhạt. Mặc dù vậy, gần đây đã xuất hiện các hình khối mềm mại, nhiều màu sắc và hoa văn hơn.

Phòng ăn phong cách nội thất tối giản
Phòng ăn tối giản Minimalism. Nguồn ảnh sưu tầm
Phòng ngủ phong cách nội thất tối giản
Phòng ăn tối giản Minimalism. Nguồn ảnh sưu tầm

5.    Phong cách nội thất Địa Trung Hải – Mediterranean

Phong cách Địa Trung Hải. Là phong cách thiết kế bắt nguồn từ các nước Châu Âu là Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha nằm ở phía bắc bờ biển Địa Trung Hải. Tên tiếng anh của phong cách này là Mediterranean Revival. Dịch ra tiếng Việt thì tên chính xác phải là Địa Trung Hải phục hưng.

Đây chính là phong cách cách phổ biến nhất trong ngành thiết kế kiến trúc và nội thất. Được xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào cuối thế kỷ XIX. Đặc biệt trở nên thịnh hành vào những năm 1920 – 1930: Với sự mọc lên của các cung điện, biệt thự, khách sạn và các khu nghỉ dưỡng ven biển ở Hoa Kỳ.

Phòng khách phong cách nội thất Địa Trung Hải
Phòng khách phong cách Địa Trung Hải Mediterranean. Nguồn ảnh sưu tầm

Địa Trung Hải là phong cách thiết kế với những đường nét mềm mại, uốn lượn. Chúng mang hơi thở của biển khơi đến từng vật dụng, từng góc nhỏ trong nhà. Thiết kế mở để mang ánh nắng vào nhà được nhiều hơn. Màu trắng, xanh, vàng là những màu thường được dùng cho phong cách Địa Trung Hải. Điều thu hút đặc trưng nhất trong thiết kế Địa Trung Hải chính là các: đường cong trong thiết kế cửa chính, cửa sổ. Chúng giảm bớt sự khô cứng của ngôi nhà bạn, tạo nên vẻ ngoài bắt mắt.

Phòng khách phong cách nội thất Địa Trung Hải
Phòng khách phong cách Địa Trung Hải Mediterranean. Nguồn ảnh sưu tầm

Phong cách nội thất Địa Trung Hải luôn có sự độc đáo, thú vị đáp ứng được khi mà gia chủ mong muốn không gian căn nhà, căn biệt thự của mình trở nên khác biệt, không bị nhàm chán.

Phòng ăn phong cách nội thất Địa Trung Hải
Phòng ăn phong cách Địa Trung Hải Mediterranean. Nguồn ảnh sưu tầm
Phòng ngủ phong cách nội thất Địa Trung Hải
Phòng ngủ phong cách Địa Trung Hải Mediterranean. Nguồn ảnh sưu tầm

6.    Phong cách nội thất mộc mạc – Rustic

Ra đời và phát triển từ những năm 60 của thế kỷ XX. Phong cách Rustic là một trong các phong cách thiết kế mang đậm nét giản dị, mộc mạc với toàn bộ nội thất bên trong được trang bị rất hiện đại. Rustic giúp bạn có được sự ấm áp, cảm giác thoải mái, thanh lịch và tao nhã cho không gian sống của bạn.

Phòng khách phong cách nội thất rustic
Phòng khách phong cách thiết kế nội thất mộc mạc Rustic. Nguồn ảnh sưu tầm

Hiện nay, Rustic đã phát triển nhiều loại hình phong cách thiết kế khác nhau. Nhưng vẫn giữ được điểm khác biệt vốn có của nó. Có thể kể đến một số xu hướng thiết kế như: Rustic cổ điển, Rustic đám cưới (wedding), phong cách Rustic hiện đại,…

Phòng ăn phong cách nội thất rustic
Phòng ăn phong cách thiết kế nội thất mộc mạc Rustic. Nguồn ảnh sưu tầm

Phong cách Rustic đem lại một không gian sống mộc mạc, thoải mái cho ngôi nhà. Bằng cách sử dụng chất liệu thô như đá, gỗ cho kiến trúc. Kết hợp cùng nội thất đơn giản để tạo nên sự giản dị, ấm áp. Màu sắc dùng cho phong cách Rustic thiên về những màu trang nhã, trung tính khiến căn nhà trở nên nền nã, dịu nhẹ hơn. Ngoài ra, màu nguyên bản của gỗ thô chưa qua xử lý cũng được các kiến trúc sư khuyên dùng. Gỗ vốn rất đa dạng màu sắc, nếu biết khéo léo kết hợp chúng với nhau sẽ làm cho căn nhà của bạn bắt mắt hơn. Đồng thời vẫn đảm bảo được tinh thần Rustic trong thiết kế.

Phòng ngủ phong cách nội thất rustic
Phòng ngủ phong cách thiết kế nội thất mộc mạc Rustic. Nguồn ảnh sưu tầm

Thiết kế ngôi nhà của mình theo phong cách thiết kế nội thất Rustic vừa tối giản vừa hiện đại, đầy đủ tiện nghi. Ngày càng có nhiều người lựa chọn phong cách thiết kế này cho tổ ấm của mình.

7.    Phong cách nội thất Bắc Âu – Scandinavian

Scandinavian là tên chung cho bộ 3 đất nước: Đan Mạch, Na Uy và Thuỵ Điển. Khởi nguồn từ những khu vực có khí hậu lạnh giá, được tuyết bao phủ quanh năm. Do đó, phong cách Bắc Âu Scandinavian thường có gam màu trắng và màu đất chủ đạo. Đồng thời sử dụng các chất liệu gỗ, da và lông thú.

Phòng khách phong cách nội thất Bắc âu
Phòng khách phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian. Nguồn ảnh sưu tầm

Scandinavian được mệnh danh là xu hướng cho người trẻ tuổi. Phong cách thiết kế này thường được bắt gặp trong những ngôi nhà hay căn hộ của giới trẻ. Nguyên nhân đến từ sự hấp dẫn và thu hút trong việc kết hợp đồ nội thất, cũng như tính linh hoạt mà không gian mang lại: một chiếc sofa trẻ trung, thời thượng, chiếc đôn đơn giản phối cùng một bàn trà đầy ngẫu nhiên,… bên dưới là tấm thảm họa tiết bắt mắt.

Phòng khách phong cách nội thất Bắc âu
Phòng khách phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian. Nguồn ảnh sưu tầm

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa phòng cách Scandinavian và phong cách Minimalist. Cả 2 phong cách đều hướng đến sự tinh tế, tối giản. Không gian mở rộng rãi, tiện dụng. Tuy nhiên, Sacndinavian thiên về các chất liệu tự nhiên như gỗ, vải, đá, lông thú… Sandinavian cũng rất phóng khoáng trong cách sử dụng màu sắc. Ngược lại, Minimalist thiên về tông màu đen-trắng cũng các chất liệu lạnh như thép. Ngày nay, việc linh hoạt kết hợp cả 2 phong cách Bắc Âu và Minimalist rất phổ biến.

Phòng ăn phong cách nội thất Bắc âu
Phòng ăn phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian. Nguồn ảnh sưu tầm

Qua nhiều năm phát triển. Phong cách Scandinavian không ngừng được cải tiến và sáng tạo. Song tinh thần cốt lõi của người xứ Bắc Âu vẫn được gìn giữ trọn vẹn qua từng hoạ tiết: cách phối màu, bày trí ánh sáng và sử dụng vật liệu…

8.    Phong cách nội thất công nghiệp – Industry

Phong cách Industrial ra đời trong hoàn cảnh cuộc cách mạng công nghiệp Châu Âu suy thoái vào những năm đầu thế kỷ XX. Các nhà máy tại Tây Âu bị bỏ hoang do chuyển xưởng sản xuất sang các nước thứ ba với chi phí thấp hơn. Trong hoàn cảnh ấy, ý tưởng tái xây dựng những tòa nhà này thành khu dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân được hình thành.

Phòng khách phong cách nội thất công nghiệp
Phòng khách phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industry. Nguồn ảnh sưu tầm

Các kiến trúc sư quyết định tái tạo lại các công trình hưng thịnh trước đó. Họ tận dụng những gì có sẵn. Đồng thời đưa các trang thiết bị phục vụ cuộc sống vào để tạo nên không gian hiện đại, tinh tế nhưng cũng không kém phần độc đáo, phá cách.

Phòng khách phong cách nội thất công nghiệp
Phòng khách phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industry. Nguồn ảnh sưu tầm

Kiểu thiết kế mang phong cách mô phỏng những nhà máy, xí nghiệp cũ. Mang lại một không gian vô cùng độc đáo. Phong cách này chú trọng đến không gian mở rộng rãi. Chất liệu được sử dụng chủ yếu là sắt, thép. Những ô cửa sổ khung sắt vuông vức, những hình khối đồng đều tạo nên ấn tượng cho thị giác. Kết hợp thêm chất liệu kính để căn nhà thêm hiện đại. Phân chia các khu vực trong nhà dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo không gian được rộng. Các màu đen, xám, trắng chính là màu sắc chính cho phong cách này. Hạn chế tối đã các màu sắc nổi bật như đỏ, vàng, xanh…

Nội thất phong cách nội thất công nghiệp
Một góc phòng ăn. Phòng khách phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industry. Nguồn ảnh sưu tầm

Qua đó, có thể nói phong cách công nghiệp chính là nói đến sự đơn giản, thô sơ và quay về những điều cơ bản. Nếu như những phong cách thiết kế khác cố gắng che đi những khuyết điểm thô mộc thì phong cách Industrial khuyến khích điều đó. Nó gọt bỏ đi những thứ rườm rà, xa hoa và chỉ chắt lọc lại những gì thuần túy và cần thiết nhất cho không gian sống.

Phòng ngủ phong cách nội thất công nghiệp
Phòng ngủ phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industry. Nguồn ảnh sưu tầm

9.    Phong cách nội thất hoài niệm – Retro

Retro viết tắt của từ “Retrospective”. Là phong cách dựa trên những nguyên tắc thiết kế cổ điển pha trộn với xu hướng hiện đại: tạo nên nét đặc trưng khá độc đáo cho những người yêu thích cả quá khứ lẫn hiện tại.  Ra đời từ những năm 1950 – 1970 xuất phát từ Bắc Âu. Phong cách này khơi gợi lại những gì đã qua trong quá khứ nhằm đem lại một cảm giác hoài niệm, cũ kỹ. Tuy nhiên, vào thời kỳ đó, phong cách này ở miền Nam Việt Nam lại không phải là cổ điển mà lại là một trào lưu mang tính thời thượng phương Tây.

Phòng khách phong cách nội thất retro
Phòng khách thời thượng Restro. Nguồn ảnh sưu tầm

Chỉ sau một thời gian ngắn du nhập. Retro Design nhanh chóng trở nên thịnh hành và độc tôn trong mọi lĩnh vực từ thời trang, thương mại đến thiết kế – kiến trúc, nội thất… Những người thuộc tầng lớp tư sản giàu có bắt nhịp rất nhanh với trào lưu này, họ đem phong cách thiết kế “thời thượng” này vào trong nhà ở tạo lên một làn gió mới cho đến ngày nay.

Phòng ăn phong cách nội thất retro
Hoài niệm Retro với một góc phòng ăn mộc mạc. Nguồn ảnh sưu tầm

Retro có chút tương đồng với phong cách Vintage nhưng linh hoạt hơn trong cách sử dụng màu sắc cũng như đồ nội thất. Vật dụng nội thất có pha trộn hơi hướng hiện đại nhằm đưa lại không gian sống tiện nghi. Đồ trang trí thường xoay quanh những diễn viên, bộ phim từng vang danh trước kia. Về tổng thể, phong cách Retro mang lại cho chủ nhân căn nhà một không gian sống mộc mạc, thanh lịch cùng một chút sang trọng.

Phòng ngủ phong cách nội thất retro
Phòng ngủ phong cách thiết kế nội thất hoài niệm Restro. Nguồn ảnh sưu tầm

Không đậm chất như phong cách nội thất cổ điển. Đồ dùng phong cách retro trong nội thất thường có hình khối trơn, mịn và ít chi tiết. Đặc biệt, nét hoài cổ trong nội thất retro không hề xa hoa hay cầu kỳ mà rất đơn giản, gọn gàng. Từng đường nét đều rất riêng biệt và độc đáo.

Đồ nội thất phong cách nội thất retro
Phối đồ trong phong cách thiết kế nội thất hoài niệm Restro. Nguồn ảnh sưu tầm

Phải khẳng định rằng. Phong cách Retro trong thiết kế nội thất là một sự sáng tạo và kết hợp độc đáo giữa cổ điển và hiện đại. Đem lại một màu sắc đặc biệt trong bức tranh thiết kế tổng thể. Nếu bạn là một người muốn trân trọng những điều trong quá khứ và tiếp tục hướng đến sự mới mẻ trong tương lai hãy thử với lối thiết kế này.

10.     Phong cách nội thất Hi-tech

Hitech hay còn gọi là High Technology (công nghệ cao). Là sử dụng các vật liệu và thiết bị, đồ nội thất hiện đại, sản phẩm của công nghệ tiên tiến vào không gian. Đây là phong cách cho người mê công nghệ. Được hình thành từ cách vận dụng sáng tạo vật liệu cao cấp, các thiết bị hiện đại vào thiết kế nội thất. Hitech tạo nên sự khác lạ cho chính không gian mà nó ngự trị.

Phong cách Hitech xuất hiện vào những năm 70-80 của thế kỷ XX. Thời điểm mà nền khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc và đạt nhiều thành tựu to lớn.

Phong cách này đã và đang phát triển mạnh mẽ cho đến tận bây giờ. Phong cách Hi-tech lấy vẻ đẹp của cơ khí và kiến trúc để làm nền tảng phát triển. Sự phát triển của công nghệ ngày càng tịnh tiến, kéo theo phong cách thiết kế Hi-tech không ngừng biến đổi, phát triển để phù hợp với xu thế. Không chỉ nổi bật với hình thức khác lạ của ngoại thất, nội thất Hi-tech cũng rất bắt mắt người dùng. Ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất giúp cho cuộc sống trở nên dễ dàng, thoải mái hơn.

phong cách nội thất hi-tech
Phòng khách phong cách thiết kế nội thất công nghệ Hi-tech. Nguồn ảnh sưu tầm

Không yêu cầu sự cầu kì trong các đường nét, chi tiết, trang trí rườm rà và chăm chút như các phong cách thiết kế cổ điển. Các căn hộ thiết kế Hitech vô cùng đơn giản. Đường nét chi tiết không bao giờ có sự uốn lượn rườm rà. Chính sự đơn giản tại các căn hộ theo phong cách Hitech lại toát ra sự phóng khoáng, tinh tế trong gu thẩm mỹ của gia chủ.

Phòng ăn. Phòng bếp phong cách nội thất hi-tech
Phòng ăn. Phòng bếp phong cách thiết kế nội thất công nghệ Hi-tech. Nguồn ảnh sưu tầm

Phong cách này tiết chế một cách tối đa các chi tiết và món đồ trang trí không cần thiết như: khung tranh, các họa tiết trang trí trên tường. Vì thế mà khi bước vào một căn nhà với phong cách Hitech. Rất hiếm khi bạn được thấy những mảng tường hay những vật dụng với mục đích trang trí , tô điểm mà không có bất cứ công năng nào.

Phòng ngủ phong cách nội thất hi-tech
Phòng ngủ phong cách thiết kế nội thất công nghệ Hi-tech. Nguồn ảnh sưu tầm

Bài trí nội thất theo phong cách Hitech thường nhấn mạnh đến yếu tố kỹ thuật hiện đại. Một hiệu ứng ánh sáng rực rỡ, thể hiện được sự mềm mại và cá tính mạnh mẽ toát ra từ bên trong lẫn bên ngoài sản phẩm. Kiến trúc sư thường sử dụng nhiều đèn nội thất âm tường với ánh sáng khác nhau nhằm tạo nên bức tranh không gian đa sắc.

11.    Phong cách nội thất tự do Bohemian

Bohemian còn được gọi với cái tên là Boho Chic hay Boho. Tên gọi này bắt nguồn từ những người theo chủ nghĩa Bohemianism. Được biết đến vào khoảng thế kỷ 19. Từ đó, Bohemian dần có ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Từ thời trang, nghệ thuật cho đến kiến trúc, nội thất. Ngày nay, thiết kế Bohemian vẫn duy trì được sức sống và ngày càng được ưa chuộng.

Bohemian là lựa chọn phù hợp cho những ai yêu thích gam màu rực rỡ, họa tiết độc đáo, chất liệu mộc mạc. Bohemian đã tạo nên cơn sốt với giới trẻ – những người luôn muốn khám phá những điều mới mẻ, độc đáo.

Phòng khách phong cách nội thất bohemian
Phòng khách phong cách thiết kế nội thất tự so Bohemian. Nguồn ảnh sưu tầm

Đây là phong cách được ưa chuộng bởi những sắc màu rực rỡ của chúng. Điểm đặc sắc của phong cách này nằm ở cách trang trí. Những đồ nội thất với chi tiết, hoa văn, họa tiết vô cùng bắt mắt, độc đáo đã hòa quyện để tạo thành không gian ấn tượng. Hiệu ứng lớp chồng lớp của phong cách Bohemian khiến người nhìn không thể nhầm lẫn với bất cứ phong cách nào khác. Chất liệu được sử dụng là vải với độ rủ lớn, màu sắc nổi bật. Từ thảm, gối, tranh treo tường, khăn bàn… Đều góp phần tạo nên phong cách này.

Phòng khách phong cách nội thất bohemian
Phòng ngủ phong cách thiết kế nội thất tự so Bohemian. Nguồn ảnh sưu tầm

Sự khác biệt mà phong cách Bohemian trong nội thất mang lại. Đó không chỉ là sự pha trộn của nhiều màu sắc mà còn thể hiện rất rõ cái “gu” cá tính trẻ trung, phóng khoáng.

12.     Phong cách hoài cổ Vintage

Vintage được hình thành từ giữa thế kỷ 20. Đây là sự pha trộn giữa phong cách hiện đại và cổ điển. Đơn giản hơn, có thể hiểu rằng phong cách Vintage chính là sự kết hợp giữa các yếu tố cổ điển của thập niên cũ với phong cách hiện đại. Phong cách Vintage nhằm mang đến một không gian sống với vẻ đẹp của sự nhẹ nhàng, bình dị và mang dấu ấn của thời gian.

Phòng khách phong cách nội thất Vitage
Phòng khách phong cách thiết kế nội thất hoài cổ Vintage. Nguồn ảnh sưu tầm

Vintage mang đến không gian sống nhẹ nhàng, bình dị. Đồ dùng nội thất nhuốm màu thời gian nhưng không hề cũ kỹ. Đồng thời cũng không xác định mốc thời gian cụ thể như phong cách Retro. Bạn như đang sống trong bối cảnh của thời ông bà vài chục năm trước hoặc thậm chí cổ xưa hơn. Những chiếc điện thoại cổ, tivi cũ, radio hay máy nghe nhạc đĩa than… Tập hợp lại tạo thành một bức tranh Vintage tuyệt đẹp. Tông màu chủ đạo thiên về trung tính, nhẹ nhàng như màu kem, vàng nhạt, nâu trầm. Ánh sáng tự nhiên được tận dụng tối đa để làm toát lên tinh thần của phong cách Vintage. Đèn màu vàng là thứ bạn nên dùng để giúp không gian đủ sáng mà vẫn ấm cúng.

Phòng ăn phong cách nội thất Vitage
Phòng ăn phong cách thiết kế nội thất hoài cổ Vintage. Nguồn ảnh sưu tầm

Cùng với Retro thì nội thất phong cách Vintage hiện rất được ưa chuộng, và ứng dụng mạnh mẽ trong các thiết kế nội thất. Với đặc điểm nhẹ nhàng, gần gũi và lãng mạn. Phong cách thiết kế nội thất Vintage hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn một không gian sống tuyệt vời nhất

Phòng ngủ phong cách nội thất Vitage
Phòng ngủ phong cách thiết kế nội thất hoài cổ Vintage. Nguồn ảnh sưu tầm

13.    Phong cách Baroque

Baroque hay còn gọi là phong cách cổ điển. Sự sang trọng – tinh tế – tráng lệ là những nét nổi trội nhất của phong cách này. Không chỉ gói gọn trong một lĩnh vực hội họa. Mà cùng góp mặt ở rất nhiều các lĩnh vực khác như: Điêu khắc, thời trang, nhất là lĩnh vực thiết kế kiến trúc và nội thất.

Baroque (Ba-rốc) bắt nguồn từ thời Phục Hưng, sau đó lan rộng ra trên toàn thế giới. Phong cách Ba-rốc đặc trưng với những họa tiết trang trí hình hoa lá cách điệu, uốn lượn. Có thể dùng hoa văn ấy trong thiết kế đèn trần, giấy dán tường, vách ngăn phòng khách… Không gian được thiết kế theo phong cách này sẽ mang trong mình sự sang trọng, hiện đại và tinh tế. Thêm một nét đặc trưng khác chính là việc sơn hoặc mạ vàng họa tiết trang trí. Những bộ bàn ghế được mạ vàng lộng lẫy, khảm đá lấp lánh nhằm tăng thêm phần xa hoa cho căn nhà.

Phòng khách phong cách nội thất baroque
Phòng khách phong cách thiết kế nội thất Baroque. Nguồn ảnh sưu tầm

Ngày nay Baroque vẫn được yêu thích trong cuộc sống hiện đại. Tuy thị trường châu Á còn khá mới lạ với Baroque nhưng đây là là xu hướng tương đối quen thuộc với khách hàng châu Âu. Không gian nội thất nhà ở được thiết kế theo kiểu Baroque luôn luôn sang trọng, cầu kỳ,

Phòng bếp phong cách nội thất baroque
Họa tiết trang trí bàn bếp phong cách thiết kế nội thất Baroque. Nguồn ảnh sưu tầm

Những ngôi nhà được bài trí theo phong cách Baroque sẽ có những nét đẹp riêng biệt để tôn lên sự xa hoa, lộng lẫy của nó. Đây là một phong cách sang trọng, tinh tế, đem đến không gian sống đắng cấp với sự hoàn hảo nhất. Nó đã và đang khẳng định vị trí của mình khi để lại hiệu ứng khá tốt đối với những người ưa chuộng sự tráng lệ, sang trọng trong không gian sống thời nay.

Phòng ngủ phong cách nội thất baroque
Phòng ngủ phong cách thiết kế nội thất Baroque. Nguồn ảnh sưu tầm

14.    Phong cách nội thất Art Decor

Art Deco là một trường phái nghệ thuật và trang trí mang đậm tính sáng tạo. Được hình thành tại Paris vào những năm 1920 và bắt đầu lan rộng ra thế giới vào những năm 1930. Phong cách này ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong thiết kế bao gồm kiến trúc, nội thất, thời trang… Và các môn nghệ thuật thị giác như hội họa hay điện ảnh.

Phòng khách phong cách nội thất art decor
Một góc phòng khách phong cách thiết kế nội thất Art deco. Nguồn ảnh sưu tầm

Art Deco là sự pha trộn của rất nhiều trường phái như Tân cổ điển (Neoclassic). Hiện đại (Modernism). Kết cấu (Constructivism). Lập thể (Cubism). Tân nghệ thuật (Art Nouveau) và Tương lai (Futurism).

Phòng ăn phong cách nội thất art decor
Phòng ăn phong cách thiết kế nội thất Art deco. Nguồn ảnh sưu tầm


Do Art Deco được hình thành trong giai đoạn giữa của hai cuộc thế chiến. Đó là khoảng thời gian lịch sử với đặc trưng là sự đổi mới trong công nghệ chưa từng thấy và sự xuất hiện những biểu tượng mới nổi lên nên mang tính mạnh mẽ. Khi đó những đặc trưng này kết hợp lại ở hai giai đoạn chuyển mình của thế giới lúc bấy giờ. Chính vì thế, mà hình thành nên phong cách thiết kế Art Deco.

phong cách nội thất
Phòng ngủ phong cách thiết kế nội thất Art deco. Nguồn ảnh sưu tầm

Cho đến hiện tại, những đặc điểm của phong cách Art Deco vẫn được giữ nguyên những giá trị. Và chúng thực sự mang đến những thẩm mỹ ấn tượng không thể thiếu cho cuộc sống. 

15.    Phong cách Đông Dương Indochine

Dù đã trải qua vài chục năm nhưng những công trình kiến trúc mà người Pháp để lại tại Việt Nam vẫn rất kiên cố và vẻ đẹp của riêng mình. Trong đó phong cách Indochine là sự kết hợp vừa tinh tế vừa nổi bật giữa niềm hoài cổ của truyền thống Á Đông và sự lãng mạn, hiện đại của kiến trúc Pháp.

Nếu bạn từng thắc mắc phong cách Indochine là gì thì trong tiếng Pháp dùng để chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương (hay còn gọi là bán đảo Trung-Ấn) bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia.

Phòng khách phong cách nội thất Đông dương
Phòng khách phong cách thiết kế nội thất Đông Dương Indochine. Nguồn ảnh sưu tầm

Ở Việt Nam. Phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc do 1000 năm đô hộ. Còn Lào và Campuchia thì chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ. Với phong cách kết hợp đầy sáng tạo đã tạo nên một phong cách Indochine mang tính thẩm mỹ cao. Thể hiện được tinh hoa văn hóa 2 khu vực thế giới cùng với bản sắc và bề dày lịch sử.

Phòng khách trang trí theo nội thất Đông dương
Phòng khách phong cách thiết kế nội thất Đông Dương Indochine. Nguồn ảnh sưu tầm

Bất kỳ ai cũng sẽ bị thu hút bởi nét mộc mạc, dân dã với các trang bị tối giản nhất khi giường, phản,… thay thế cho bàn ghế. Ngoài ra sự kết hợp giữa nét đẹp hiện đại, và phong cách nội thất hiện đại châu Âu cách tân của Pháp được nhiệt đới hóa bởi bản sắc bản địa, phù hợp với khí hậu, … Trong phong cách này mang tính thẩm mỹ vô cùng cao.

phong cách nội thất Đông dương
Phòng ăn phong cách thiết kế nội thất Đông Dương Indochine. Nguồn ảnh sưu tầm

Đây có thể được xem là bước nhảy vọt trong thiết kế nội thất lúc bấy giờ. Cho đến hôm nay, những giá trị nó mang lại là không thể chối bỏ. Và rất nhiều người yêu thích lối kiến trúc này bởi nó thích hợp với địa lý, khí hậu của Việt Nam. Chất liệu sử dụng phổ biến là gỗ, tre, nứa, đất nung, ngói. Gam màu vàng nhạt sơn tường là điểm đặc trưng cho phong cách này. Kết hợp với những thanh dầm, xà nhà bằng gỗ, mái ngói đỏ tươi tạo nên bản giao hưởng màu sắc. Cuối cùng, họa tiết kỷ hà dùng để trang trí vách ngăn, nội thất giường tủ, bàn ghế…trở thành dấu ấn riêng của phong cách này.

phong cách nội thất
Phòng ngủ phong cách thiết kế nội thất Đông Dương Indochine. Nguồn ảnh sưu tầm

Phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất ban đầu được phục vụ cho tầng lớp tư sản, tiểu thị dân. Nhưng sau này đã được chọn lọc những chi tiết thể hiện bản sắc dân tộc Việt Nam. Đơn giản, tinh tế nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi ở cuộc sống hiện đại. Nhằm mang đến sự thoải mái, tiện nghi cho người sử dụng.

Trong rất nhiều các phong cách thiết kế nội thất khác nhau. Chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp lại 15 phong cách có thể nói phù hợp với đa phần thị hiếu ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới hiện nay.

15 phong cách thiết kế phổ biến nhất tại Việt Nam trong bài viết này là gợi ý bổ ích dành cho bạn tham khảo trước khi bắt tay vào hoàn thiện tổ ấm cho mình. Tuy nhiên, cần phải có sự hỗ trợ từ đơn vị thiết kế thi công nội thất chuyên nghiệp để hoàn thiện ngôi nhà của bạn một cách tốt nhất đồng thời tránh những sai lầm không đáng có.

Trong nhiều đơn vị thiết kế, Fhome tự hào là đơn vị có thể thực hiện hóa ngôi nhà trong ý tưởng của bạn thành hiện thực một cách hoàn hảo với cách làm việc chuyên nghiệp nhất.

Hy vọng, với những chia sẻ trên bạn đã biết được có bao nhiêu phong cách nội thất phổ biến nhất tại Việt Nam. Cũng như nắm được phong cách nào mình thích và phù hợp nhất cho ngôi nhà mình. Nếu bạn còn thắc mắc về phong cách thiết kế nội thất thì hãy liên hệ ngay với Fhome qua hotline (+84) 0974 94 95 29 để được tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *