NỘI DUNG BÀI VIẾT
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI VÀ TÍNH ỨNG DỤNG
Trần thạch cao là gì?
Là trần được làm từ tấm thạch cao. Những tấm thạch cao này được gắn cố định bởi một hệ khung chắc và có liên kết vào kết cấu chính của trần nhà.
Hay còn được gọi là trần giả. Là một lớp trần thứ hai nằm ngay dưới trần nhà nguyên thủy.
Ở tại Việt Nam, trần giả được sử dụng phổ biến là tấm thạch cao treo trên hệ khung trần bằng nhôm mạ kẽm. Bởi yếu tố kinh tế và hình thức thi công đơn giản.
Tầm quan trọng
Trần làm từ thạch cao luôn được các kiến trúc sư khuyến nghị sử dụng. Nhờ khả năng biến tấu không gian linh hoạt và hoàn hảo. Làm loại trần chìm luôn được ưu tiên hàng đầu. Bởi nó đáp ứng được tính thẩm mỹ.
Với cấu trúc đơn giản bao gồm hệ khung xương và các tấm thạch cao. Đây là loại trần thể hiện sự linh hoạt nhất trong việc thiết kế và thi công.
Trong quá trình thi công, những tấm thạch cao này sẽ được cắt gọt nhằm tạo ra các hình mẫu đẹp. Đây chính là lợi thế khiến cho loại trần này được nhiều gia chủ yêu thích.
Có thể nói, làm trần từ các tấm thạch cao là một phần quan trọng trong việc làm đẹp không gian sống của ngôi nhà.
Bề mặt phẳng, mịn, trần từ tấm thạch cao làm cho không gian nhà của bạn trở nên thoáng, rộng. Khi được đắm chìm trong không gian ấy, khó có ai có thể nhận ra sự hạn chế về chiều ngang của ngôi nhà.
Thêm vào đó, sẽ giúp bạn khắc phục mọi nhược điểm của ngôi nhà. Trước tiên là sự thiếu ánh sáng. Những ngôi nhà phố san sát nhau sẽ không có cửa sổ và chỉ có một lối đi chính. Vì thế, không gian sẽ vô cùng thiếu ánh sáng. Làm loại trần này chính là giải pháp cho vấn đề đó.
Loại trần này có thể kết hợp với hệ thống ánh sáng đèn led hay đèn chùm, đèn hắt sáng. Có tác dụng trang trí đồng thời cũng là cơ sở đảm bảo cung cấp ánh sáng cho gia đình.
Với đặc tính chống nóng, cách âm, chống ồn… Giúp bạn khắc phụ hoàn toàn những nhược điểm vốn có. Đem lại cho bạn một không gian sống hiện đại.
Có mấy loại trần thạch cao
Trần làm từ tấm thạch cao hiện nay đã dần thay thế các vật liệu kiểu cũ. Nhưng không phải ai cũng phân biệt được các dạng của kiểu trần này. Đây là một số kiểu phân biệt:
Theo hình dáng
Là kiểu trần được ghép từ các tấm thạch cao. Nhưng để đa dạng hóa, việc sắp xếp các tấm thạch cao có 2 dạng chính là trần thạch cao khung nổi – trần thả và trần thạch cao khung chìm – trần chìm. Cụ thể như sau:
Trần thạch cao nổi
Trần thả nổi được hiểu là loại trần mà khi thi công các tấm thạch cao đã được định hình sẵn. Tấm trần được thả vào các ô định trước.
Ưu điểm: có thể tháo lắp, nếu gặp sự cố, việc khắc phục ở trần thả nổi dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, quy trình thi công được rút ngắn hơn do không cần sơn bả. Nhờ ưu điểm này, trần thả nổi được dùng phổ biến trong thiết kế văn phòng, trung tâm thương mại, …
Nhược điểm: trần thả nổi tính thẩm mỹ không cao.
Trần thạch cao chìm
Kiểu trần chìm này có tính thẩm mỹ cao nhất. Kiểu trần này được ưa chuộng trong thiết kế nhà hoặc công trình đòi hỏi tính thẩm mỹ. Loại trần này gồm 2 loại:
Trần giật cấp: là kiểu trần có từ 1 đến 2 cấp cốt. Vì bên cạnh ưu điểm chung của nó. Trần giật cấp là kiểu trần có tính thẩm mỹ đạt ở mức độ hoàn hảo.
Trần phẳng: có hình dáng giống trần đúc, trần bê tông. Tuy nhiên, do tấm thạch cao có độ mịn, phẳng gần như tuyệt đối nên kiểu trần này tạo được hiệu ứng tốt hơn.
Theo tính chất
Cách phân loại này dựa trên nhu cầu, đòi hỏi của người dùng. Được dựa trên họa tiết, vật dụng trang trí của không gian cụ thể.
Trần thạch cao hiện đại
Có thể nói đây là kiểu trần có tính đơn giản linh động nhất. Với kiểu trần hiện đại này, bạn có thể kết hợp với ánh sáng hắt khe trần và chiếu điểm để tạo nét cá tính, phong cách riêng.
Trần thạch cao tân cổ điển
Đây là kiểu trần mang hơi hướng giao thoa giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Những chi tiết thường sử dụng gồm góc trang trí, chỉ nẹp cong, chỉ nẹp trơn, phào chỉ trơn.
Trần thạch cao cổ điển
Kiểu trần này có các họa tiết trang trí ở mức độ cầu kỳ nhất. Cụ thể, các họa tiết thường sử dụng gồm mái vòm, góc trang trí trần tường hoa văn, chỉ nẹp hoa văn, phào chỉ hoa văn.
Theo chức năng
Để đáp ứng tốt hơn những tiêu chuẩn ngày càng cao của người dùng. Bên cạnh các loại trần thông thường. Kiểu trần thạch cao phân chức năng cải tiến theo 4 loại:
Trần thạch cao cách âm
Cấu tạo gồm 3 phần chính là khung xương, tấm thạch cao, bông thủy tinh.
Khả năng cách âm của trần này được tạo bởi lớp giấy giảm âm, có cấu trúc dạng lỗ hổng tròn. Bên ngoài được bao phủ lớp bông thủy tinh, có tính kín khít cao. Cơ chế hoạt động này là giúp ngăn chặn đường đi của âm thanh, giảm tiếng ồn. Nhờ đó, trần dạng này có khả năng cách âm tốt hơn 1,5 lần so với các kiểu trần cũ.
Trần thạch cao chống cháy
Kiểu trần này được làm từ bột thạch cao trộn với thủy tinh. Chính nhờ sự kết hợp với thủy tinh làm giảm tỷ lệ dẫn nhiệt. Do đó, thạch cao không hấp thụ độ nóng, hạn chế việc thất thoát nhiệt ra ngoài.
Trần từ tấm thạch cao chống cháy có khả năng chịu lửa ở nhiệt độ cao. Tùy vào việc lắp đặt, trần có thể chịu được lửa trong 2 tiếng đồng hồ.
Trần thạch cao chống ẩm
Bề mặt của các tấm thạch cao chống ẩm được phủ một lớp sơn chống thấm. Tiếp đến là 2 lớp vải thủy tinh ở mặt nước và mặt sau. Đặc biệt do phần lõi có kết cấu chống thấm tối ưu nên loại vật liệu trần này có khả năng chống ẩm gần như hoàn hảo.
Mặt khác, nhờ khả năng ngăn sự di chuyển của độ ẩm. Nên loại trần dạng này gần như không sản sinh ra nấm mốc.
Ứng dụng trần thạch cao
Cho phòng khách
Phòng khách là nơi đón tiếp những vị khách ghé thăm gia đình. Cũng là nơi các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, gắn kết yêu thương.
Sử dụng trần từ tấm thạch cao làm trần giả, thêm hệ thống đèn âm trần kết hợp đèn chùm. Tạo vẻ đẹp sang trọng cho phòng khách.
Màu của trần nhà có thể là màu trắng, vàng, xanh nhạt được kết hợp với màu tường và nội thất tạo vẻ đẹp hài hòa.
Trần phòng khách có thể được thiết kế phẳng hoặc dùng giật cấp để tạo điểm nhấn.
Cho phòng khách nhà chung cư
Xu hướng thiết kế nhà chung cư hiện nay, không gian phòng khách thường liên hoàn với phòng bếp. Tạo không gian sinh hoạt chung cho cả gia đình. Việc trang trí cho phòng khách là cần thiết. Trong đó, hạng mục trần cho phòng khách đóng vai trò quyết định lớn tới sự hoàn hảo của không gian phòng khách.
Thêm một điểm nhấn quan trọng cho căn hộ của bạn. Chính là sự kết hợp hài hòa giữa đèn và trần. Vai trò tạo ra ánh sáng cho gian nhà, đèn trần nên đặt ở những vị trí linh hoạt, phù hợp với thiết kế của trần nhà.
Cho phòng khách biệt thự
Phòng khách biệt thự được bố trí không gian rộng lớn. Phong cách nội thất tân cổ điển hoặc hiện đại. Dựa vào phong cách của từng căn biệt thự mà bạn sẽ có mẫu trần khác nhau.
Mẫu thiết kế trần với diện tích lớn được thiết kế đơn giản hay cầu kỳ sẽ phụ thuộc vào nội thất bên trong.
Cho phòng ăn
Phòng ăn là nơi các bà nội trợ thể hiện sự đảm đang của mình trong việc chăm sóc sức khỏe cho gia đình.
Dùng trần làm từ tấm thạch cao kết hợp với đèn led âm trần. Kết hợp cùng với các gam màu sáng trong khu vực phòng bếp để tạo nên một không gian nội thất sạch sẽ, tạo cảm giác ngon miệng.
Phòng ngủ master
Thiết kế trần cho phòng ngủ chỉ nên dùng đèn hắt trần kết hợp với đèn chụp để tạo không gian phòng ngủ vừa đủ độ sáng cần thiết. Không nên dùng đèn chùm trong phòng ngủ.
Phòng ngủ bé trai
Phòng ngủ dành cho bé trai phải được thiết kế đơn giản, gam màu cá tính. Cần chú trọng đến màu sắc, sự đồng bộ, có thể sinh động và nhiều màu sắc. Để bé có thể thỏa trí tưởng tượng trong căn phòng của mình.
Phòng ngủ cho bé gái
Đa số phòng ngủ cho bé gái có màu sắc tươi sáng, hoa văn trang trí dễ thương. Nên trần thạch cao cho phòng ngủ bé gái có thể có màu sắc và kiểu dáng đa dạng hơn.
Trần đẹp nhẹ nhàng thích hợp cho không gian nghỉ ngơi, thư giãn như phòng ngủ. Một căn phòng được thiết kế hạng mục trần chỉnh chu sẽ tạo cảm giác thoải mái, tận hưởng những phút giây thư giãn, nghỉ ngơi. Không những thế, nó còn mang lại cảm giác thoải mái như đang sử dụng dịch vụ khách sạn cao cấp.
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về trần thạch cao mà Fhome vừa chia sẻ với bạn. Hy vọng, sau bài viết này mọi người sẽ hiểu biết thêm về trần thạch cao để có thể áp dụng vào trong ngôi nhà của mình.